1. Tiết khí
Có 2 yếu tố ảnh hưởng đến khoảng cách giữa hai tiết gần nhau:
Quỹ đạo của Trái Đất là một hình e-líp nên vận tốc của Trái Đất trên quỹ đạo xung quanh Mặt Trời không phải là một hằng số cố định. Do đó khoảng cách theo thời gian giữa các tiết cũng không phải là con số cố định.
Do làm tròn thời điểm bắt đầu của mỗi tiết khí vào đầu ngày, nên khoảng cách giữa hai tiết khí gần nhau sẽ ở trong khoảng là 14-16 ngày.
Khi xem lịch tiết khí, ta chia chia mặt phẳng không gian thành 360°, những ngày Mặt Trời ở các vị trí tọa độ nhất định sẽ được gọi là tiết khí.
Theo lịch vạn niên, có 24 tiết khí trong năm. Đó đồng thời cũng là thời điểm Mặt Trời ở các kinh độ: 0°, 15°, 30°, 45°, 60°, 75°, 90°, 105°, 120°, 135°, 150°, 165°, 180°, 195°, 210°, 225°, 240°, 255°, 270°, 285°, 300°, 315°, 330°, 345° so với Trái đất. Theo dõi hình vẽ dưới đây sẽ thấy rõ.
- Phân loại 24 tiết khí trong năm: Chia làm 4 loại như sau:
+ Biểu thị sự nóng lạnh thay đổi cho nhau có 8 tiết khí: Lập xuân, Xuân Phân; Lập Hạ, Hạ chí; Lập thu, Thu Phân; Lập Đông, Đông Chí.
+ Biểu thị cho nhiệt độ thay đổi có 5 tiết khí: Tiểu Thử, Đại Thử, Xử Thử, Tiểu Hàn, Đại Hàn.
+ Biểu thị cho sự liên quan đến mưa, nước có 7 tiết khí: Vũ Thủy, Cốc Vũ, Bạch Lộ, Hàn Lộ, Sương Giáng, Tiểu Tuyết, Đại Tuyết.
+ Biểu thị cho sự vật, hiện tượng có 4 tiết khí: Kinh Trập, Thanh Minh, Tiểu Mãn, Mang Chủng.
2. Tên gọi, thời gian tương ứng, ý nghĩa của 24 tiết khí trong năm
2.1 Tiết khí mùa Xuân
Tiết khí mùa Xuân bao gồm: Tiết Lập Xuân, tiết Vũ Thủy, tiết Kinh Trập, tiết Xuân Phân, tiết Thanh Minh và tiết Cốc Vũ.
- Tiết khí thứ 1 - Tiết Lập Xuân
Tiết lập xuân có thể rơi vào ngày 4/2 hoặc 5/2 dương lịch hàng năm.
“Lập” có nghĩa là xác lập, đánh dấu. “Xuân” có nghĩa là mùa xuân. Vì vậy, tiết Lập Xuân đánh dấu sự bắt đầu của mùa xuân, cũng như đánh dấu sự bắt đầu của một năm mới.
Theo quan niệm dân gian, đây chính là thời điểm đất trời hân hoan, bắt đầu những điều tươi mới và may mắn. Theo góc độ thiên văn học, thì tiết Lập Xuân đánh dấu một chu trình quỹ đạo mới của Trái đất khi quay quanh Mặt trời.
- Tiết khí thứ 2 - Tiết Vũ Thủy
Tiết Vũ Thủy có thể rơi vào ngày 19/2 hoặc 20/2 dương lịch hàng năm.
Tiết Vũ thủy dịch nghĩa từ Hán văn nghĩa là mưa ẩm, bắt đầu từ thời điểm này có những cơn mưa xuân với những hạt mưa nhỏ li ti.
Lúc này gió Xuân thổi khắp nơi, không khí ẩm thấp, nước mưa nhiều nên gọi là Vũ Thủy.
- Tiết khí thứ 3 - Tiết Kinh Trập
Tiết Kinh Trập có thể rơi vào ngày 6/3 hoặc 7/3 dương lịch hàng năm.
Tiết Kinh trập báo hiệu sau thời gian này một số loài côn trùng, sâu bọ bắt đầu sinh sôi, nảy nở. Khi mùa xuân đến, cây cối đâm chồi, nảy lộc thì các loài sâu bọ bắt đầu được sinh ra.
- Tiết khí thứ 4 - Tiết Xuân Phân
Tiết Xuân Phân có thể rơi vào ngày 21/3 hoặc 22/3 dương lịch hàng năm.
Đây là thời điểm giữa mùa Xuân. Vào ngày này Mặt Trời ở trên Xích Đạo. Đây là điểm giữa của 90 ngày Mùa Xuân, vào ngày này ngày và đêm ở Bán cầu Nam và Bán cầu Bắc như nhau nên gọi là Xuân Phân.
Sau ngày này vị trí chiếu thẳng của Mặt Trời hướng dần lên phía Bắc bán cầu nên ngày sẽ dài, đêm ngắn. Do đó Xuân Phân có thể gọi là khởi đầu mùa Xuân ở Bắc bán cầu, ở đây cây cỏ đã qua cái rét của mùa Đông, bước vào giai đoạn phát triển dưới nắng ấm của mùa Xuân.
- Tiết khí thứ 5 - Tiết Thanh Minh
Tiết Thanh Minh có thể rơi vào ngày 5/4 hoặc 6/4 dương lịch hàng năm.
Thời điểm này khí hậu ấm áp, mát mẻ, cây cỏ bắt đầu đâm chồi nảy lộc, vạn vật bước vào thời kỳ sinh trưởng.
- Tiết khí thứ 6 - Tiết Cốc Vũ
Tiết Cốc Vũ có thể rơi vào ngày 20/4 hoặc 21/4 dương lịch hàng năm.
Cốc vũ nghĩa là mưa rào.
2.2 Tiết khí mùa Hạ
Tiết khí mùa Hạ bao gồm: Tiết Lập Hạ, tiết Tiểu Mãn, tiết Mang Chủng, tiết Hạ Chí, tiết Tiểu Thử và tiết Đại Thử.
- Tiết khí thứ 7 - Tiết Lập Hạ
Tiết Lập Hạ có thể rơi vào các ngày 6/5 hoặc 7/5 dương lịch hàng năm.Đây là thời điểm khởi đầu mùa Hạ, từ lúc này vạn vật phát triển mạnh mẽ. Lập Hạ là một tiết khí quan trọng có nhiệt độ tăng lên rõ rệt, nắng nóng sắp đến gần, mưa bão sấm nhiều, cây cỏ phát triển nhanh.
- Tiết khí thứ 8 - Tiết Tiểu Mãn
Tiết Tiểu Mãn có thể rơi vào ngày 21/5 hoặc 22/5 dương lịch hàng năm.
Trong thời điểm tiết khí này thì những trận mưa mùa hạ có thể xảy ra những đợt lũ nhỏ và Tiểu mãn nghĩa là lũ nhỏ.
- Tiết khí thứ 9 - Tiết Mang Chủng
Tiết Mang Chủng có thể rơi vào ngày 6/6 hoặc 7/6 dương lịch hàng năm.
Đây là thời điểm các loại ngũ cốc lớn đủ và chờ thu hoạch. Ở Việt Nam, do đặc điểm khí hậu đa dạng, trong tiết Mang Chủng, có nơi bắt đầu mùa gặt nhưng có nơi đã bắt đầu gieo trồng vụ mới. Đối với khu vực Hà Tĩnh, tiết này là tiết gieo cấy vụ hè thu để lúa trổ tập trung vào tiết Lập Thu, kết thúc thu hoạch trước 15/9 để tránh mùa mưa, lũ.
- Tiết khí thứ 10 - Tiết Hạ Chí
Tiết Hạ Chí có thể rơi vào ngày 21/6 hoặc 22/6 dương lịch hàng năm.
Hạ chí là thời điểm giữa mùa hạ, nhiệt độ và ánh sáng trong thời điểm này rất cao, có thời gian chiếu sáng của Mặt trời dài nhất trong ngày, nhiệt độ rất oi bức, khó chịu.
- Tiết khí thứ 11 - Tiết Tiểu Thử
Tiết Tiểu Thử có thể rơi vào ngày 7/7 hoặc 8/7 dương lịch hàng năm. Đây là thời điểm thời tiết đã khá nóng nhưng vẫn chưa phải là lúc nóng nhất nên gọi là Tiểu Thử.
- Tiết khí thứ 12 - Tiết Đại Thử
Tiết Đại Thử có thể rơi vào ngày 22/7 hoặc 23/7 dương lịch hàng năm.
Đại Thử là tiết khí nóng nhất trong năm.
2.3 Tiết khí mùa Thu
Tiết khí mùa Thu bao gồm: Tiết Lập Thu, tiết Xử Thử, tiết Bạch Lộ, tiết Thu Phân, tiết Hàn Lộ và tiết Sương Giáng.
- Tiết khí thứ 13 - Tiết Lập Thu
Tiết Lập Thu có thể rơi vào ngày 8/8 hoặc 9/8 dương lịch hàng năm.
Tiết lập thu bắt đầu thời gian bước vào mùa thu, nhiệt độ, ánh sáng giảm dần, hoa cúc bắt đầu nở, trời có biểu hiện se lạnh.
- Tiết khí thứ 14 - Tiết Xử Thử
Tiết Xử Thử có thể rơi vào ngày 23/8 hoặc 24/8 dương lịch hàng năm.
Lúc này cái nóng bức của mùa Hạ đã bắt đầu giảm dần. Nó là điểm chuyển ngoặt của nhiệt độ hạ xuống, làm cho khí hậu trở nên mát mẻ.
- Tiết khí thứ 15 - Tiết Bạch Lộ
Tiết Bạch Lộ có thể rơi vào ngày 8/9 hoặc 9/9 dương lịch hàng năm.
Bạch lộ nghĩa là nắng nhạt. Lúc này thời tiết chuyển mát hẳn.
- Tiết khí thứ 16 - Tiết Thu Phân
Tiết Thu Phân có thể rơi vào ngày 23/9 hoặc 24/9 dương lịch hàng năm.
Đây là thời điểm giữa mùa thu. Lượng ánh sáng, nhiệt độ tiếp tục giảm.
- Tiết khí thứ 17 - Tiết Hàn Lộ
Tiết Hàn Lộ có thể rơi vào ngày 8/10 hoặc 9/10 dương lịch hàng năm.
Hàn lộ nghĩa là mát mẻ. Trong thời điểm này nửa cầu Nam hoàn toàn ngả về phía Mặt trời, nửa cầu Bắc nhận được lượng nhiệt và ánh sáng nhỏ hơn. Không khí chưa đến mức độ lạnh lẽo là do lượng nhiệt còn tồn dư từ mùa hạ duy trì.
- Tiết khí thứ 18 - Tiết Sương Giáng
Tiết Sương Giáng có thể rơi vào ngày 23/10 hoặc 24/10 dương lịch hàng năm.
Thời tiết chuyển lạnh hẳn, đêm có sương rơi nhiều nên gọi là sương giáng.
2.4 Tiết khí mùa Đông
Tiết khí mùa Đông bao gồm: Tiết Lập Đông, tiết Tiểu Tuyết, tiết Đại Tuyết, tiết Đông Chí, tiết Tiểu Hàn và tiết Đại Hàn.
- Tiết khí thứ 19 - Tiết Lập Đông
Tiết Lập Đông có thể rơi vào ngày 7/11 hoặc 8/11 dương lịch hàng năm.
Tiết lập đông là tiết khí đầu tiên của mùa đông trong năm
- Tiết khí thứ 20 – Tiết Tiểu Tuyết
Tiết Tiểu Tuyết có thể rơi vào ngày 22/11 hoặc 23/11 dương lịch hàng năm.
Khí trời đã lạnh thêm, các khu vực Trung Quốc, Hàn Quốc, Nhật Bản bắt đầu có tuyết rơi nhưng còn ít nên gọi là Tiểu Tuyết.
- Tiết khí thứ 21 – Tiết Đại Tuyết
Tiết Đại Tuyết có thể rơi vào ngày 7/12 hoặc 8/12 dương lịch hàng năm.
Đến kỳ các khu vực phía bắc (Trung Quốc, Hàn Quốc, Nhật Bản) tuyết rơi nhiều, các dòng sông dần tích tuyết nhiều hơn, phương Bắc bước vào mùa lạnh giá.
- Tiết khí thứ 22 – Tiết Đông Chí
Tiết Đông Chí có thể rơi vào ngày 21/12 hoặc 22/12 dương lịch hàng năm.
Thời điểm này là giữa mùa đông. Ngày Đông Chí này ánh nắng gần như chiếu thẳng trên chí tuyến Nam, tại Bắc bán cầu ngày ngắn nhất, đêm lại dài nhất.
- Tiết khí thứ 23 – Tiết Tiểu Hàn
Tiết Tiểu Hàn có thể rơi vào ngày 5/1 hoặc 6/1 dương lịch hàng năm.
Tiểu hàn nghĩa là rét nhẹ. Sau ngày này bắt đầu bước vào mùa lạnh, nhưng giá lạnh vẫn chưa đến cực điểm nên gọi là Tiểu Hàn.
- Tiết khí thứ 24 – Tiết Đại Hàn
Tiết Đại Hàn có thể rơi vào ngày 20/1 hoặc 21/1 dương lịch hàng năm.
Đại Hàn có nghĩa là giá lạnh đến cực độ, rét thấu xương. Hết Đại Hàn đến Lập Xuân thời tiết lại ấm dần lên. Đến lúc này Trái Đất đã quay quanh Mặt Trời được một vòng, hoàn thành một chu kỳ gọi là một năm, hết 24 tiết khí trong năm.
Để ghi nhớ thứ tự các tiết khí trong năm người Trung Quốc có bài "Nhị thập tứ tiết khí" dịch thơ như sau:
Xuân Vũ Kinh Xuân Thanh Cốc thiên
Hạ Mãn Mang Hạ Thử tương liên
Thu Xử Lộ Thu Hàn Sương giáng
Đông Tuyết Tuyết Đông Tiểu Đại hàn
Dịch nghĩa:
Lập xuân, Vũ thủy, Kinh trập, Xuân phân, Thanh minh, Cốc vũ
Lập hạ, Tiểu mãn, Mang chủng, Hạ chí, Tiểu thử, Đại thử
Lập thu, Xử thử, Bạch lộ, Thu phân, Hàn lộ, Sương giáng
Lập đông, Tiểu tuyết, Đại tuyết, Đông chí, Tiểu hàn, Đại hàn.
Bên cạnh thay đổi có tính chu kỳ qua các năm theo các tiết khí thì thời tiết các năm còn bị chi phối khá nhiều của chu kỳ enso và xu thế biến đổi khí hậu.
Tên gọi và ý nghĩa của 24 Tiết khí trong năm
- 23:44 | 21/02/2024
Khi xem thời gian trên những tấm lịch treo tường, chúng ta thường bắt gặp cụm từ “tiết khí”. Theo đó, mỗi một năm sẽ có 24 khí tiết tương ứng với 4 mùa xuân, hạ, thu, đông. Thế nhưng không được mấy người hiểu chính xác cụm từ này có ý nghĩa gì? Cách tính của chúng như thế nào? |
NGUYÊN CHẨN (779-831) 24 bài thơ ngũ ngôn luật về 24 tiết khí
- 20:28 | 09/02/2024
24 bài thơ ngũ ngôn luật về 24 tiết khí, được cho là của tác giả Nguyên Chẩn, nhà thơ đời Trung Đường. |
Ngày xấu tính theo các mùa
- 08:11 | 08/02/2024
Ngày xấu tính theo các mùa như ngày Đại Sát, Sát Sư, Ma Ốc ... |
24 Tiết Khí
- 00:56 | 07/02/2024
Hệ thống 24 Tiết khí (chu kỳ mặt trời) (tiếng Trung: 节气; bính âm: jiéqì) là một trong những thành phần cốt lõi của lịch âm dương Trung Quốc. Hệ thống này chia hoàng đạo của Trái đất khi nó quay quanh Mặt trời thành 24 phần 15° và đảm bảo sự đồng bộ hóa lịch với sự bắt đầu của các mùa. |
Tháng nhuận trong âm dương lịch
- 23:54 | 22/01/2024
Lịch Hồi giáo (có từ cách đây 5.000 năm) là lịch âm thuần túy. Loại lịch này chia mỗi năm làm 12 tháng, mỗi tháng là một chu kỳ trăng tròn - khuyết, dựa theo sự chuyển động của Mặt trăng quay quanh Trái đất. |
Giờ Qúy Nhân Đăng Thiên Môn
- 19:19 | 15/01/2024
Giờ Quý Nhân Đăng Thiên Môn hay còn gọi là giờ Thiên Ất Quý Nhân là giờ may mắn nhất trong ngày. |
Thần sát cát hung trong Lịch Vạn Sự
- 19:16 | 15/01/2024
Thần sát cát hung trong Lịch Vạn Sự |
THỜI GIA CÁT HUNG THẦN CHÚ THÍCH
- 19:10 | 15/01/2024
Thiên bất đắc thời, nhật nguyệt vô quang; |
Ngày giờ: Hoàng đạo - Hắc đạo
- 18:38 | 15/01/2024
Hoàng đạo trong thiên văn học cổ đại (còn có tên là Thiên Hoàng Đạo) tức là quỹ đạo chuyển động của mặt trời trên bầu trời mà người xưa qua sát được. |
Hoàng Đạo và Hắc Đạo
- 12:52 | 15/01/2024
HOÀNG ĐẠO VÀ HẮC ĐẠO LẬP THÀNH |