Giờ Quý Nhân Đăng Thiên Môn hay còn gọi là giờ Thiên Ất Quý Nhân là giờ may mắn nhất trong ngày. Khi sao Quý Nhân hiển thị thì các sao hung sát đều phải ẩn đi, nên sự việc tốt sẽ xuất hiện, sự việc xấu tránh xa.
Trong Hiệp Kỷ Biện Phương Thư ghi: “Thiên Ất Quý Nhân là chủ quản của tất cả thần sát, địa vị tôn quý, nơi mà Thiên Ất Quý nhân chiếu đến thì tất cả hung sát đều tránh xa. Ngày Thiên Ất Quý Nhân trực, phương mà Quý Nhân cai quản đều không có điều cấm kị gì”.
Trong các phương pháp xem giờ tốt, chọn giờ đẹp của thuật trạch cát, giờ tốt nhất chính là giờ Quý Nhân Đăng Thiên Môn được xem là giờ đẹp nhất trong các loại giờ đẹp. Đây là giờ Thần Tàng Sát ẩn, nghĩa là Thần cát hiện ra thần sát ẩn đi.
Phương pháp này xuất xứ từ môn Lục Nhâm Đại Độn, là một trong Tam Thức (Thái Ất, Kỳ Môn Độn Giáp, Lục Nhâm Đại Độn).
Phép ấy thế này: Lấy Nguyệt Tướng (Tướng của tháng) gia vào giờ dùng, ban ngày dùng Dương Quý, đêm dùng Âm Quý, lấy Thiên Ất Quý Nhân làm chủ, mà Đằng Xà, Chu Tước, Lục Hợp, Câu Trần, Thanh Long, Thiên Không, Bạch Hổ, Thái Thường, Huyền Võ, Thái Âm, Thiên Hậu tuỳ theo.
Cho nên Quý Nhân tới Càn Hợi là Đăng Thiên Môn, thì Đằng Xà tới Nhâm Tý mà ngã xuống nước, Chu Tước tới Quý Sửu mà hun lông, Lục Hợp tới Cấn Dần mà đi xe, Câu Trần tới Giáp Mẹo mà lên bệ, Thanh Long tới Ất Thìn mà rơi ngoài biển, Thiên Không tới Tốn Tị mà gieo vào hòm (cái rương), Bạch Hổ tới Bính Ngọ mà đốt mình, Thái Thường tới Đinh Mùi mà lên chiếu tiệc, Huyền Võ tới Khôn Thân mà gẫy chân, Thái Âm tới Canh Dậu mà về cung, Thiên Hậu tới Tân Tuất mà vào mùng.
Do vậy, 6 Cát Tướng đắc địa, mà 6 Hung tinh dẹp uy, cho nên gọi là “Thần tàng sát một”, lại làm “Lục Thần tất phục” (6 Thần nép hết), đó là diệu dụng về chọn giờ.
Cách tính giờ Quý Nhân Đăng Thiên Môn:
Bước 1: Cần phải biết hàng ngày thì Quý Nhân ở tại cung nào.
Để làm bước này chúng ta phải dựa vào 1 số kiến thức cơ bản của môn Lục Nhâm, ở đây để thuận lợi cho mọi người mình ghi sẵn ra kết quả để các bạn tra luôn cho nhanh.
Quý Nhân được chi làm Dương Quý Nhân và Âm Quý Nhân.
Kết quả tra nhanh như sau:
Ngày Giáp: Âm Quý Nhân tại Sửu, Dương Quý Nhân tại Mùi
Ngày Ất: tương ứng là Tý, Thân
Ngày Bính: Hợi, Dậu
Ngày Đinh: Dậu, Hợi
Ngày Mậu: Mùi, Sửu
Ngày Kỷ: Thân, Tý
Ngày Canh: Mùi, Sửu (cẩn thận chỗ Canh này nhiều người bị sai sót)
Ngày Tân: Ngọ, Dần
Ngày Nhâm: Tị, Mão
Ngày Quý: Mão, Tị
Bước 2: Sau khi đã biết Dương Quý Nhân và Âm Quý Nhân của ngày ở cung nào thì chúng ta qua bước 2. Để làm bước 2 này chúng ta cần biết 1 chút về Nguyệt Kiến và Nguyệt Tướng.
Nguyệt Kiến
Tháng 1 Kiến Dần, Tiết Lập Xuân, Khí Vũ Thủy
Tháng 2 Kiến Mão, Tiết Kinh Chập, Khí Xuân Phân
Tháng 3 Kiến Thìn, Tiết Thanh Minh, Khí Cốc Vũ
Tháng 4 Kiến Tỵ, Tiết Lập Hạ, Khí Tiểu Mãn
Tháng 5 Kiến Ngọ, Tiết Mang Chủng, Khí Hạ Chí
Tháng 6 Kiến Mùi, Tiết Tiểu Thử, Khí Đại Thử
Tháng 7 Kiến Thân, Tiết Lập Thu, Khí Xử Thử
Tháng 8 Kiến Dậu, Tiết Bạch Lộ, Khí Thu Phân
Tháng 9 Kiến Tuất, Tiết Hàn Lộ, Khí Sương Giáng
Tháng 10 Kiến Hợi, Tiết Lập Đông, Khí Tiểu Tuyết
Tháng 11 Kiến Tý, Tiết Đại Tuyết, Khí Đông Chí
Tháng 12 Kiến Sửu, Tiết Tiểu Hàn, Khí Đại Hàn
Nguyệt Tướng
Khí Vũ Thủy, Tiết Kinh Chập, Hợi Tướng (Đăng Minh)
Khí Xuân Phân, Tiết Thanh Minh, Tuất Tướng (Hà Khôi)
Khí Cốc Vũ, Tiết Lập Hạ, Dậu Tướng (Tòng Khôi)
Khí Tiểu Mãn, Tiết Mang Chủng, Thân Tướng (Truyền Tòng)
Khí Hạ Chí, Tiết Tiểu Thử, Mùi Tướng (Tiểu Cát)
Khí Đại Thử, Tiết Lập Thu, Ngọ Tướng (Thắng Quang)
Khí Xử Thử, Tiết Bạch Lộ, Tỵ Tướng (Thái Ất)
Khí Thu Phân, Tiết Hàn Lộ, Thìn Tướng (Thiên Cương)
Khí Sương Giáng, Tiết Lập Đông, Mão Tướng (Thái Xung)
Khí Tiểu Tuyết, Tiết Đại Tuyết, Dần Tướng (Công Tào)
Khí Đông Chí, Tiết Tiểu Hàn, Sửu Tướng (Đại Cát)
Khí Đại Hàn, Tiết Lập Xuân, Tý Tướng (Thần Hậu)
Cung Càn Hợi thường được gọi là Thiên Môn trong Lý Học Đông Phương, nên Quý Nhân Đăng Thiên Môn tức là đem Quý Nhân lên cung Hợi của 12 cung Địa Chi theo phương pháp Lục Nhâm Đại Độn.
Trước hết ta xem Can của ngày là gì, sau đó muốn tìm Quý Nhân Ngày hay Quý Nhân Đêm.
Dùng Can ngày xem coi Quý Ngày hay Quý Đêm ở cung nào.
Từ cung Quý Nhân đếm tới cung Hợi coi cách mấy cung, đếm thuận (hay đếm nghịch cũng được).
Sau đó bắt đầu từ cung Nguyệt Tướng cũng đếm thuận (hay nghịch) mấy cung.
Dừng tại cung nào thì coi cung đó nằm trong giờ ban ngày hay ban đêm.
Nếu tìm Quý Nhân Ngày Đăng Thiên Môn mà giờ rơi vào ban đêm thì kể như ngày đó không có Quý Nhân Ngày Đăng Thiên Môn vậy.
Nếu tìm Quý Nhân Đêm Đăng Thiên Môn mà giờ rơi vào ban ngày thì kể như hôm đó không có giờ Quý Nhân Đêm Đăng Thiên Môn vậy.
Giờ ban ngày (Dương Quý) là Mão, Thìn, Tỵ, Ngọ, Mùi, Thân, (Dậu)
Giờ ban đêm (Âm Quý) là Dậu, Tuất, Hợi, Tý, Sửu, Dần, (Mão). Riêng giờ Mão, Dậu để trong ngoặc là tùy trường hợp, có tài liệu cho rằng có thể dùng cho cả Âm và Dương Quý Nhân; có tài liệu thì không.
VD1: Giả sử ngày ngày Mậu Tuất, tiết Xuân Phân, muốn tính giờ Quý Nhân Đăng Thiên Môn.
Bước 1: Tra ở trên chúng ta thấy ngày Mậu Âm Quý Nhân ở Mùi, Dương Quý Nhân ở Sửu.
Bước 2: Tiết Đại Thử thuộc Nguyệt tướng Ngọ.
Tính giờ Âm Quý Nhân Đăng Thiên Môn như sau: Theo B1 thì Âm Quý Nhân ở Mùi; Hợi luôn là Thiên Môn.
Vậy đếm từ Mùi đến Hợi (trong thứ tự 12 Địa Chi) ta thấy phải qua 4 cung.
Do đó từ Nguyệt tướng chúng ta cũng đếm tiếp 4 cung, Nguyệt tướng ở đây là Ngọ, đếm 4 bước đến Tuất.
Vậy giờ Âm Quý Nhân là giờ Tuất. Vì đang tính cho giờ Âm Quý Nhân nên kiểm tra tiết giờ Tuất có nằm trong những cung âm không (Giờ ban đêm (Âm Quý) là Dậu, Tuất, Hợi, Tý, Sửu, Dần, (Mão)).
Như vậy giờ Tuất chính là giờ Âm Quý Nhân Đăng Thiên Môn.
Tính giờ Dương QN: theo B1 thì Dương QN ở Sửu, Hợi luôn là Thiên Môn. Vậy đếm từ Sửu đến Hợi (trong thứ tự 12 cung Địa Chi) ta thấy phải qua 10 cung.
Do đó từ Nguyệt tướng chúng ta cũng đếm tiếp 4 cung, Nguyệt tướng ở đây là Ngọ, đếm 10 bước đến Thìn.
Vậy giờ Dương Quý Nhân là giờ Thìn. Vì đang tính cho giờ Dương Quý Nhân nên kiểm tra tiết giờ Thìn có nằm trong những cung dương không (Mão, Thìn, Tỵ, Ngọ, Mùi, Thân, (Dậu)Như vậy giờ Thìn chính là giờ Dương Quý Nhân Đăng Thiên Môn.
Vậy ngày Mậu Tuất, tiết Xuân Phân giờ Thìn là Dương QN đăng Thiên Môn, giờ Tuất là giờ Âm QN Đăng Thiên Môn là 2 giờ Đại Cát.
VD2: Ngày Đinh Dậu, tiết Đại Hàn.
Bước 1: Tra ở trên chúng ta thấy ngày Đinh Âm Quý Nhân ở Dậu, Dương Quý Nhân ở Hợi.
Bước 2: Tiết Đại Hàn thuộc Nguyệt tướng Tý.
Tính giờ Âm Quý Nhân Đăng Thiên Môn như sau:
Theo B1 thì Âm Quý Nhân ở Dậu; Hợi luôn là Thiên Môn. Vậy đếm từ Dậu đến Hợi (trong thứ tự 12 Địa Chi) ta thấy phải qua 2 cung.
Do đó từ Nguyệt tướng chúng ta cũng đếm tiếp 2 cung, Nguyệt tướng ở đây là Tý, đếm 3 bước đến Dần. Vậy giờ Âm Quý Nhân là giờ Dần.
Vì đang tính cho giờ Âm Quý Nhân nên kiểm tra tiết giờ Dần có nằm trong những cung âm không (Giờ ban đêm (Âm Quý) là Dậu, Tuất, Hợi, Tý, Sửu, Dần, (Mão)).
Như vậy giờ Dần chính là giờ Âm Quý Nhân Đăng Thiên Môn.
Tính giờ Dương QN: theo B1 thì Dương QN ở Hợi, Hợi luôn là Thiên Môn. Vậy đếm từ Hợi đến Hợi (trong thứ tự 12 cung Địa Chi) là chính nó, Nguyệt tướng ở đây là Tý, ta cúng lấy chính Nguyệt tướng là Tý luôn.
Vậy giờ Dương Quý Nhân là giờ Tý. Vì đang tính cho giờ Dương Quý Nhân nên kiểm tra tiết giờ Tý có nằm trong những cung dương không (Mão, Thìn, Tỵ, Ngọ, Mùi, Thân, (Dậu)), thấy không phải.
Như vậy không có giờ Dương QN Đăng Thiên Môn.
Vậy ngày Đinh Dậu, tiết Đại Hàn giờ Dần là Âm QN đăng Thiên Môn, không có giờ Dương QN Đăng Thiên Môn.
Tương tự như vậy cho các VD khác thì sẽ được kết quả như bảng tổng hợp đính kèm bài viết.
Lưu ý: trong bảng tổng hợp này, Giờ ban ngày (Dương Quý) chỉ tính là Mão, Thìn, Tỵ, Ngọ, Mùi, Thân. Giờ ban đêm (Âm Quý) chỉ tính là Dậu, Tuất, Hợi, Tý, Sửu, Dần. Trường hợp nếu cho rằng Mão và Dậu tính được cho cả Dương và Âm Quý Nhân thì các bạn tự bổ sung thêm vào bảng theo cách tính như trên nhé.
Nguồn: Tuệ Minh Nguyễn Mạnh Cường.
Tên gọi và ý nghĩa của 24 Tiết khí trong năm
- 23:44 | 21/02/2024
Khi xem thời gian trên những tấm lịch treo tường, chúng ta thường bắt gặp cụm từ “tiết khí”. Theo đó, mỗi một năm sẽ có 24 khí tiết tương ứng với 4 mùa xuân, hạ, thu, đông. Thế nhưng không được mấy người hiểu chính xác cụm từ này có ý nghĩa gì? Cách tính của chúng như thế nào? |
NGUYÊN CHẨN (779-831) 24 bài thơ ngũ ngôn luật về 24 tiết khí
- 20:28 | 09/02/2024
24 bài thơ ngũ ngôn luật về 24 tiết khí, được cho là của tác giả Nguyên Chẩn, nhà thơ đời Trung Đường. |
Ngày xấu tính theo các mùa
- 08:11 | 08/02/2024
Ngày xấu tính theo các mùa như ngày Đại Sát, Sát Sư, Ma Ốc ... |
24 Tiết Khí
- 00:56 | 07/02/2024
Hệ thống 24 Tiết khí (chu kỳ mặt trời) (tiếng Trung: 节气; bính âm: jiéqì) là một trong những thành phần cốt lõi của lịch âm dương Trung Quốc. Hệ thống này chia hoàng đạo của Trái đất khi nó quay quanh Mặt trời thành 24 phần 15° và đảm bảo sự đồng bộ hóa lịch với sự bắt đầu của các mùa. |
Tháng nhuận trong âm dương lịch
- 23:54 | 22/01/2024
Lịch Hồi giáo (có từ cách đây 5.000 năm) là lịch âm thuần túy. Loại lịch này chia mỗi năm làm 12 tháng, mỗi tháng là một chu kỳ trăng tròn - khuyết, dựa theo sự chuyển động của Mặt trăng quay quanh Trái đất. |
Thần sát cát hung trong Lịch Vạn Sự
- 19:16 | 15/01/2024
Thần sát cát hung trong Lịch Vạn Sự |
THỜI GIA CÁT HUNG THẦN CHÚ THÍCH
- 19:10 | 15/01/2024
Thiên bất đắc thời, nhật nguyệt vô quang; |
Ngày giờ: Hoàng đạo - Hắc đạo
- 18:38 | 15/01/2024
Hoàng đạo trong thiên văn học cổ đại (còn có tên là Thiên Hoàng Đạo) tức là quỹ đạo chuyển động của mặt trời trên bầu trời mà người xưa qua sát được. |
Hoàng Đạo và Hắc Đạo
- 12:52 | 15/01/2024
HOÀNG ĐẠO VÀ HẮC ĐẠO LẬP THÀNH |
CÁC TIẾT KHÍ TRONG NĂM
- 20:51 | 06/01/2024
Tiết khí chính là 24 điểm đặc biệt trên quỹ đạo của Trái Đất xung quanh Mặt Trời, mỗi điểm cách nhau 15°. Tiết khí được sử dụng trong công tác lập lịch của các nền văn minh phương đông cổ đại như Trung Quốc, Nhật Bản, Triều Tiên và Việt Nam để đồng bộ hóa các mùa trong một năm. Tiết khí cũng được gọi đơn giản là “tiết”. |